Ngày Tết, ai cũng mong con cháu sum vầy như thế này. Theo các chuyên gia, khi dẫn con về quê ăn Tết thì phụ huynh cũng cần hướng dẫn, tạo môi trường để con hòa nhập với cuộc sống ở quê - Ảnh: H.HG.
Tâm sự trên đây không chỉ của riêng chị Nguyễn Thị Hạnh (ở quận Tân Phú, TP.HCM) mà cũng là nỗi niềm chung của không ít gia đình ở các thành phố.
Nhà ông bà không có WiFiChị Hạnh kể: "Chỉ vì chuyện về quê ăn Tết với ông bà nội mà cả nhà tôi lục đục, bất hòa cả tháng nay. Hai con gái không muốn về. Vợ chồng tôi thì ra sức thuyết phục, giải thích, phân tích… Rồi hai bên tranh luận. Rồi ông xã tôi nổi nóng khi con gái nói thẳng ra là: "Ở quê cái gì cũng dơ, con không chịu được. Ngồi ăn cơm ở ngoài sân mà toàn nghe mùi ở chuồng heo, chuồng gà". Hôm đó, nếu tôi không ngăn cản kịp thời thì anh ấy đã tát con rồi".
Tương tự, anh Hồng Minh (ở quận 8, TP.HCM) chia sẻ: "Hồi các con còn nhỏ thì vợ chồng tôi khó khăn quá, Tết không dám về quê. Bây giờ cuộc sống khấm khá hơn, hai con tôi cũng đã lớn (con anh Minh đang học lớp 6 và lớp 8), không phải chăm bẵm miếng ăn, giấc ngủ như ngày xưa thì chúng lại không chịu về quê cùng bố mẹ. Cô chị lấy lý do rằng ở quê rét quá, rét đến thấu xương nên xin được ở lại TP.HCM. Cậu em thì bảo ở quê nhiều côn trùng quá, ruồi nhiều mà muỗi cũng nhiều, năm nào con về cũng bị muỗi chích sưng đến cả tuần. Hai đứa nó bảo: bố mẹ cứ về quê ăn Tết vui vẻ, chị em con ở lại tự lo được".
Trên diễn đàn phụ huynh có con học THCS và THPT những ngày này, nhiều ông bố, bà mẹ cho hay là họ đang đau đầu với việc về quê ăn Tết. "Trong khi mình mong mỏi từng ngày để được về quê thì các con dửng dưng. Trong khi các cụ ở quê đếm từng ngày, chuẩn bị mọi thứ chờ con cháu về thì mấy đứa cháu khẳng định là muốn ăn Tết ở thành phố. Chúng đưa ra đủ lý do: nào là ở quê không tiện nghi, nhà vệ sinh ở bên ngoài phòng ngủ, ban đêm muốn đi vệ sinh vừa mất thời gian mở cửa lích kích vừa sợ rắn rết khi phải đi qua một khu vườn. Rồi thì ở quê buồn quá, chẳng có gì chơi. Tối đến là ở trong nhà, bên ngoài không có đèn đường như ở thành phố" - chị Phương, nhà ở TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, cho biết.
Quận 1 trao quà Tết 4,6 tỉ đồng cho 3.000 học sinh khó khănĐỌC NGAYTheo chị Phương: "Con tôi còn đề nghị là đón ông bà vào ăn Tết cùng nhà mình chứ đâu nhất thiết năm nào nhà mình cũng phải về quê. Chúng còn phân tích là mùa Tết, người ta toàn đi từ các tỉnh miền Nam ra miền Bắc ăn Tết nên vé máy bay đội giá lên cao. Nếu bố mẹ mua vé cho ông bà bay từ Bắc vào Nam giá sẽ rẻ hơn nhiều vì ít người đi".
Đã vậy, con chị Phương Lan, nhà ở TP Thủ Đức, TP.HCM còn so sánh: "Nhà ông bà ở quê không có WiFi, cái điện thoại thành ra cục gạch, con không biết phải làm gì cho hết mấy ngày Tết. Nếu ở lại thành phố sẽ được chơi game thỏa thích, sướng hơn nhiều".
Thỏa thuận để cùng về quê ăn TếtSau khi có kết quả kiểm tra cuối học kỳ 1 năm học 2024-2025, con gái anh Dương (ở quận Gò Vấp, TP.HCM) đã gửi cho bố mẹ một bức tâm thư qua Zalo với nội dung rằng năm nay con thi không đạt kết quả tốt nên xin phép không về quê ăn Tết cùng bố mẹ.
"Thì ra mấy năm nay con bé rất khó chịu và rất áp lực với việc cô, dì, chú, bác ở quê hỏi thăm việc học hành. Chả là con tôi học không giỏi bằng các anh, chị trong dòng họ nên hay bị đem ra so sánh, bình phẩm. Năm ngoái, cháu còn bị chê là chậm chạp, học sinh lớp 10 rồi mà vẫn chưa thuần thục việc bếp núc. Năm nay con bé lại tiếp tục đạt loại khá, không được học sinh giỏi nên tự ti, Loạt & không muốn về quê" - anh Dương kể.
"Nhưng gia đình tôi có mấy anh em đều đi làm ăn xa,quot ngày Tết đến bố mẹ tôi đều mong con cháu trở về,ông lớn& sum họp đông đủ, mình không thể không về. Năm nay, tôi thuyết phục con gái là cứ về, bố sẽ có cách nói chuyện với ông bà và cô, dì, chú, bác không nhắc đến chuyện học hành nữa" - anh Dương bày tỏ.
Trong khi đó, chị Kim Phượng, nhà ở quận 7, TP.HCM, thỏa thuận với con là mẹ sẽ lắp WiFi ở nhà ông bà ở quê để mấy ngày Tết con có thể giải trí trên mạng, nhưng không được quá 2,5 tiếng mỗi ngày. "Nhà mình đi xa cả năm mới về, mấy ngày Tết không thể dành hết cho cái điện thoại mà phải dành thời gian nói chuyện với ông bà, cùng tham gia những họat động đón Tết cùng gia đình" - chị Phượng nói với con.
Riêng vợ chồng anh Hồng Minh đã làm một buổi đối thoại với hai con về những điều thích - không thích khi về quê ăn Tết và những giải pháp.
"Cuối cùng, vợ chồng tôi đã đạt được giao ước với hai con. Đầu tiên, mẹ các cháu sẽ mua thuốc chống muỗi để xức cho 2 đứa. Thứ hai, chúng tôi thừa nhận ở quê không được tiện nghi như ở thành phố nhưng ở quê có rất nhiều điều thú vị mà đó giờ bố mẹ cứ nghĩ hai con còn nhỏ nên chưa cho tham gia.
Năm nay, bố mẹ sẽ cho hai con cùng đi chợ Tết ở quê, cùng đãi đỗ xanh, rửa lá để gói bánh chưng… Gia đình sẽ tổ chức ăn uống và vui chơi để cả nhà cùng canh nồi bánh chưng chứ không chỉ những người lớn thay nhau thức để canh. Bố mẹ cũng sẽ không bắt hai con phải đi chúc Tết tất cả các ngày mà sẽ dành 2 ngày để dẫn các con đi thăm những danh lam thắng cảnh ở quê, dẫn các con đi chơi hội Tết, ôn lại những kỷ niệm thời thơ ấu của bố mẹ" - anh Minh lên kế hoạch để thuyết phục các con.
Ý kiến chuyên gia: Tạo "nếp" về quê ăn TếtTheo ThS tâm lý Nguyễn Thị Mỹ Linh, khi dẫn con về quê ăn Tết thì phụ huynh cũng cần hướng dẫn, tạo môi trường để con hòa nhập với cuộc sống ở quê - Ảnh: H.HG.
Để các con không ngại khi về quê ăn Tết cùng ông bà nội, ngoại thì các bậc cha mẹ cần tạo "nếp" cho con ngay từ nhỏ. Cứ đến Tết, bổn phận của con cháu là về quê thăm ông bà nội, ngoại. Nếu kinh tế không cho phép mỗi năm về quê thì 2 năm hoặc 3 năm sẽ về quê ăn Tết 1 lần.
Phụ huynh cần kể cho con nghe về những kỷ niệm tuổi ấu thơ của mình khi ở quê, về những hy sinh của ông bà để ba mẹ có được như ngày hôm nay. Đáng lẽ mỗi năm phải về thăm ông bà ít nhất 1 lần nhưng vì hoàn cảnh, gia đình mình sẽ về thăm 2 năm 1 lần; 3 năm 1 lần… Làm sao để các con hiểu rằng chuyện sum họp dịp Tết đến, xuân về không chỉ là phong tục mà còn là tình cảm, là trách nhiệm của con cháu. Ba mẹ cần chủ động đóng vai trò kết nối để con em mình có tình cảm gắn kết với ông bà, mong muốn được về thăm ông bà, nhất là khi đón chào năm mới.
Bên cạnh đó, khi dẫn con về quê ăn Tết thì phụ huynh cũng cần hướng dẫn, tạo môi trường để con hòa nhập với cuộc sống ở quê: cho con tiếp xúc, giao lưu, cùng tham gia các hoạt động vui chơi với anh chị em, hàng xóm đồng trang lứa; kể về những nề nếp, những phong tục tập quán ngày Tết để con hiểu và có sự gắn kết với bà con, họ hàng; dẫn con đi tham gia những hoạt động Tết ở quê để con hiểu hơn về văn hóa, con người nơi ba mẹ đã sinh ra và lớn lên…
Với những trường hợp con không chịu về quê ăn Tết thì cần giải thích cho con hiểu rằng một năm có 365 ngày thì gia đình ta chỉ về quê, ở gần ông bà được vài ngày. Rằng ba mẹ phải dung hòa giữa việc nuôi dạy các con và phụng dưỡng ông bà…
Ngoài ra, các phụ huynh cũng cần lưu ý là một số trẻ đã biết quan sát và nhìn vào thái độ của người lớn để ứng xử. Ví dụ khi người mẹ lên kế hoạch về quê ăn Tết cùng ông bà ngoại thì người cha bàn ra hoặc tỏ thái độ miễn cưỡng, không sẵn sàng. Như vậy, các con cũng sẽ ngại ngần khi phải về quê…
(ThS tâm lý Nguyễn Thị Mỹ Linh)
HOÀNG HƯƠNGBÌNH LUẬN HAY
Tin liên quan Học sinh cùng cha mẹ gói bánh chưng, tìm hiểu Tết cổ truyền Tết Việt ấm áp của sinh viên quốc tế: Được mời tất niên, học gói bánh chưng, viết thư pháp TP.HCM: Học sinh 6 quận, huyện cùng tìm hiểu về Tết cổ truyền thông qua trò chơi Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0 Bài viết hay? Tặng sao cho Tuổi Trẻ Chia sẻTặng sao
Chuyển sao tặng cho thành viên
x1 x5 x10Hoặc nhập số sao
Bạn đang có: 0 sao
Tặng sao Tặng sao Tặng saoTặng sao thành công
Bạn đã tặng 0 Cho tác giả
Hoàn thànhTặng sao không thành công
Đã có lỗi xảy ra, mời bạn quay lại bài viết và thực hiện lại thao tác
Quay lại bài viết Bình luận (0)Tối đa: 1500 ký tự
Gửi bình luận Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên Xem thêm Xem tất cả bình luận (0)Tin cùng chuyên mục
Sửa quy định hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt với sinh viên sư phạm Nhiều học sinh khó khăn được tặng quà và lì xì nhờ chương trình nuôi heo đất Học bổng đến 100% dành cho thí sinh đăng ký ngành marketing UEF Trúng tuyển Đại học Dartmouth học bổng 8,5 tỉ đồng bằng câu chuyện 'đối mặt với hội chứng tăng động' Bộ Giáo dục và Đào tạo phản hồi kiến nghị điều chỉnh việc dạy môn tích hợp ở bậc THCS Thay đổi cách ăn Tết, chơi Tết để Tết nhẹ nhàng hơnTuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toán Bình luận (0)Tối đa: 1500 ký tự
Gửi bình luận Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên Xem thêm Xem tất cả bình luận (0)Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất Mới nhất Xem các bình luận trước Xem thêm How to play 777pnlTối đa: 1500 ký tự
Hủy Gửi bình luận Trang chủ Video Thời sự Thế giới Pháp luật Kinh doanh Công nghệ Xe Du lịch Nhịp sống trẻ Văn hóa Giải trí Thể thao Giáo dục Khoa học Sức khỏe Giả thật Bạn đọcTổng biên tập: Lê Thế Chữ
Giấy phép hoạt động báo điện tử tiếng Việt, tiếng Anh Số 561/GP-BTTTT, cấp ngày 25-11-2022.
Thông tin tòa soạn - Thành Đoàn TP.HCMĐịa chỉ: 60A Hoàng Văn Thụ, P.9, Q.Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh
Hotline: 0918.033.133 - Email: [email protected]
Phòng Quảng Cáo Báo Tuổi Trẻ: 028.39974848
Liên hệ Quảng cáo Điều khoản bảo mật Liên hệ góp ý RSSĐăng ký email - Mở cổng thông tin
Luôn cập nhật tin tức, sự kiện mới nhất
Đăng ký tại đây© Copyright 2025 TuoiTre Online, All rights reserved ® Tuổi Trẻ Online giữ bản quyền nội dung trên website này
Thông tin của bạn
EmailVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Họ và tênVui lòng nhập Họ & Tên.
Gửi bình luậnThông báo
Bạn vui lòng đợi 0s để tiếp tục commentThông báo
Bình luận được gửi thành công Bình luận Đăng nhập Tạo tài khoảnVui lòng nhập Tên hiển thị
EmailVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mã xác nhậnVui lòng nhập mã xác nhận.
Gửi bình luận Đóng Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay EmailVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩuMật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Quên mật khẩu? Đăng nhập hoặc đăng nhậpVui lòng nhập Tên của bạn.
EmailVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩuMật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩuXác nhận mật khẩu không khớp.
Mã xác nhậnMã xác nhận không đúng.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Khi bấm tạo tài khoản bạn đã đồng ý với quy định của tòa soạn Tạo tài khoản hoặc đăng nhậpNhập mã xác nhận
Đóng lạiMã xác nhận không đúng.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
X Email (*)Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Họ và tên (*)Vui lòng nhập Họ & Tên.
Ý kiến của bạn (*)Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Mã xác nhận không đúng.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Thêm chuyên mục, tăng trải nghiệm với Tuổi Trẻ Sao
Từ ngày 1-1-2023, Tuổi Trẻ Online giới thiệu Tuổi Trẻ Sao - phiên bản đặc biệt dành riêng cho các thành viên với nhiều chuyên mục và trải nghiệm thú vị, bao gồm: Tư vấn pháp luật, Hỏi chuyện sức khỏe; Xem nhật báo sắc nét trên mạng (E-paper), Tuổi Trẻ Live (trực tiếp các sự kiện thời sự nóng bỏng, hấp dẫn).
Tuổi Trẻ Sao được thiết kế thông thoáng với tất cả các trang, chuyên mục và video đều không có quảng cáo hiển thị, không làm ngắt quãng sự tập trung của bạn đọc.
Bằng cách đóng góp Sao, thành viên Tuổi Trẻ Sao có thể tham gia các hoạt động và tương tác trên nền tảng Tuổi Trẻ Online như tặng Sao cho tác giả và các bài viết yêu thích, đổi quà lưu niệm trong chương trình, đăng ký quảng cáo, mua sắm trực tuyến.
Báo Tuổi Trẻ phát triển Tuổi Trẻ Sao nhằm từng bước nâng cao chất lượng nội dung, tăng khả năng kết nối, tương tác và thực hiện các nội dung mới theo nhu cầu của số đông công chúng.
Chúng tôi hy vọng Tuổi Trẻ Sao sẽ góp phần chăm sóc, phục vụ và mang lại những trải nghiệm mới mẻ, tích cực hơn cho cộng đồng độc giả của Tuổi Trẻ Online.
TTO
Đăng ký Tuổi Trẻ SaoNhập mã xác nhận
Mã capcha